Sự liên quan tới đền thờ nữ thần Aphrodite Nhà_thờ_Mộ_Thánh

Jerusalem sau khi được Hadrian tái thiết. Hai đường chính đông-tây thay cho một đường điển hình, là do vị trí bất tiện của Núi Đền Thờ ngăn chặn tuyến đường chính đông-tây

Như đã nói trên, nơi đây đã từng là đền thờ nữ thần Aphrodite trước khi Constantine cho xây nhà thờ, một chi tiết mà truyền thuyết Kitô giáo cho là do Hadrian cố ý đặt đền thờ trên ngôi mộ của chúa Giêsu như một sự coi khinh Kitô giáo. Tuy nhiên, đền thờ của Hadrian được đặt ở vị trí này thực ra chỉ đơn thuần vì đây là nơi giao nhau của tuyến đường chính bắc nam (mà bây giờ là Suq Khan-ez-Zeit) với một trong hai đường chính đông-tây (mà bây giờ là Via Dolorosa tức Đường đau khổ hay Đường Thánh giá),[cần dẫn nguồn] và tiếp cận trực tiếp với forum (quảng trường lộ thiên, nơi dân chúng tụ họp) (mà bây giờ là vị trí của Muristan[45](hẹp hơn); theo truyền thống của các thành phố La Mã thì Forum được đặt ở ngã tư giao lộ giữa con đường chính nam-bắc gặp con đường chính đông tây (mà nay là El-Bazar/phố David). Cả đền thờ và Forum chiếm toàn bộ khoảng không gian của giao lộ giữa 2 đường chính đông-tây (vài di tích trên mặt đất của phần cuối đền thờ phía đông có tường bao quanh vẫn còn tồn tại ở chỗ phái bộ truyền giáo Nga lưu vong" (Russian Mission in Exile).

Sự liên quan tới thành phố Jerusalem

Phúc âm mô tả ngôi mộ chúa Giêsu nằm ở bên ngoài bức tường thành Jerusalem cổ,[46] vì thông thường nơi mai táng trong thời cổ được coi là nơi không sạch sẽ, do đó thường không nằm phía trong các tường thành[47], tuy nhiên Nhà thờ Mộ Thánh lại nằm ở khu giữa thành phố do Hadrian lập nên, tức bên trong các tường thành Jerusalem cổ, do vua Hồi giáo Suleiman the Magnificent xây năm 1538. Người ta cho rằng thành Jerusalem vào thời chúa Giêsu thì hẹp hơn nhiều, nên vị trí này lúc đó nằm bên ngoài các tường thành, sau đó thành phố được nới rộng dần ra kể từ khi Herod Agrippa (41–44) được lịch sử ghi nhận là đã nới rộng thành phố về hướng bắc và hướng tây. Khu vực ngay phía nam và phía đông của ngôi mộ thời xưa là mỏ khai thác đá[48] Năm 2007, nhà khảo cổ Dan Bahat cho biết 6 ngôi mộ từ thế kỷ thứ nhất đã được tìm thấy trong khu vực Nhà thờ Mộ Thánh. Điều đó có nghĩa là nơi này (đã) nằm ở bên ngoài thành phố, không còn nghi ngờ gì nữa....,[49] Việc xác định niên đại các ngôi mộ được căn cứ trên sự kiện là chúng thuộc kiểu kokh, kiểu mộ thông thường ở thế kỷ thứ nhất; tuy nhiên, kiểu mộ kokh cũng là thông thường ở đầu thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên.[50]

Khả năng có thể một ngôi mộ ở thế kỷ thứ nhất được đặt ở phía tây thành phố Jerusalem thật đáng ngờ, vì theo Akiba ben Joseph - vị lãnh đạo giáo sĩ Do Thái ở cuối thế kỷ thứ nhất - được trích dẫn trong sách Mishnah (sách chép luật Do Thái truyền khẩu) – thì các ngôi mộ không được đặt ở phía tây thành phố vì gió ở Jerusalem thường thổi tới từ hướng tây, và như vậy sẽ đem theo mùi ô uế của xác chết vào thành phố cùng Núi Đền Thờ.[51]. Hồ sơ khảo cổ cho biết là những chỉ thị do Akiba ben Joseph nêu ra bên trên cho việc chọn địa điểm mai táng, được tuân thủ cách cứng nhắc; hầu như mọi ngôi mộ của Jerusalem cổ truyền đều nằm ở phía đông thành phố, trên Núi Olives, ngoại trừ vài ngôi mộ nằm cách một kilometre về phía tây, và các ngôi mộ trong Nhà thờ Mộ Thánh[52]

Tuy nhiên, ta phải lưu ý rằng, nơi được cho là hốc tường đặt cuộn kinh Torah trong ngôi nhà dường như nguyên thủy được xây dựng dùng làm đền thờ Kitô-Do Thái giáo từ khoảng năm 70 tới năm 135 sau Công nguyên trên vị trí theo truyền thuyết là Cenacle (Nhà Tiệc Ly) hoặc phòng ở tầng trên của Last Supper (Bữa ăn cuối cùng) và nay được xác định là vị trí King David's Tomb (Mộ vua David) thì không hướng về Núi Đền Thờ, mà hướng về vị trí Ngôi Mộ Thánh,[53] điều đó có lẽ cho thấy là cộng đồng Kitô hữu xây dựng nó đã bắt đầu chuyển nhiều truyền thống tôn giáo mà ban đầu kết hợp với Đền Thờ (Do Thái giáo) thành những nơi mà họ kết hợp với cái chết và Sự phục sinh của Giêsu (chẳng hạn như nơi an táng tổ phụ Adam và trung tâm thế giới)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhà_thờ_Mộ_Thánh http://allaboutjerusalem.com/article/church-holy-s... http://allaboutjerusalem.com/category/aaj-vocabula... http://www.bibleinterp.com/articles/sepulchre.shtm http://www.christianitytoday.com/ct/2002/129/52.0.... http://coastdaylight.com/ladder.html http://www.dannythedigger.com/newsletter/who-moved... http://www.geocities.com/jim_lancaster.geo/ship_dr... http://books.google.com/?id=8X8PAAAAYAAJ http://www.haaretz.com/hasen/spages/1035666.html http://www.haaretz.com/hasen/spages/976409.html